Sáng ngày 09/12/2023, tại Tòa nhà Thiên Nam - 111-121 Ngô Gia Tự, UBND quận 10 đã tổ chức chương trình “Xây dựng TUYẾN ĐƯỜNG KHÔNG RÁC trên tuyến đường Ngô Gia Tự và Nguyễn Tri Phương” với nhiều hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường.
TẠI SAO CHÚNG TA CÓ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG?
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tất yếu không chỉ của riêng ta. Bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất, là những hành động giữ cho môi trường trong xanh, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục các hậu quả con người gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Không xả rác bừa bãi, phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế việc sử dụng túi ni lông và thay thế chúng bằng các vật liệu thân thiện với môi trường… là những hành động tuy nhỏ nhưng lại có tác động rất lớn, có thể thay đổi toàn bộ hệ sinh thái theo hướng tích cực, góp phần chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
VÌ MỘT HÀNH TINH XANH
Vì hành tinh xanh mãi, chúng ta phải hành động ngay bây giờ. Dù nhỏ hay lớn, những hành động của chúng ta sẽ có tác động tích cực đến Trái đất.
Môi trường là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Một môi trường trong sạch là điều cần thiết cho một cuộc sống yên bình và khỏe mạnh. Môi trường giúp con người, động vật và các sinh vật khác sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên.
Các chuyên gia nhấn mạnh, chúng ta có thể bảo vệ môi trường của mình bằng những hành động nhỏ. Chúng ta nên giảm lượng rác thải, chỉ cần bỏ rác đúng nơi quy định… và nhiều cách đơn giản khác. Việc bảo vệ môi trường vì sự sống còn của nhân loại là rất quan trọng.
Thời gian qua, trong công tác vận động các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Quận 10, TP.HCM xác định bảo vệ môi trường phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Do vậy, việc vận động nhân dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân như vận động bà con đổ rác đúng nơi quy định; thực hiện phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình; xử lý rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ bón cho cây trồng được thực hiện bài bản.
Hiện nay, có nhiều biện pháp thay thế túi ni lông được nhà nước, tổ chức và cá nhân đưa ra, như sử dụng các sản phẩm từ mây, tre, đan hoặc túi giấy tự phân hủy. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa cao, do đó cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa đến người dân về những tác hại túi ni lông gây ra cho môi trường sống. Từ đó, mỗi người dân cần có ý thức hạn chế sử dụng túi ni lông và thay thế bằng các vật liệu thân thiện với môi trường. Việc làm này không chỉ bảo vệ môi trường cho chúng ta mà còn cho các thế hệ tương lai. Nếu chúng ta không thay đổi, cuộc sống trong tương lai sẽ trở nên khốn khó hơn.
Hãy khuyến khích mọi người sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông. Mỗi cá nhân, đặc biệt là các bà nội trợ trong gia đình, nên sử dụng túi giấy hoặc hộp nhựa để đi chợ và bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
Có thể thấy, mỗi cá nhân đơn lẻ chỉ bằng những hành động nhỏ của bản thân, lan tỏa đến người thân, cộng đồng xã hội chắc chắn sẽ đem lại những hiệu quả lớn lao trong việc bảo vệ môi trường. Ðể góp phần bảo vệ môi trường, mỗi cá nhân cần chung tay từ những việc nhỏ trong chính cuộc sống thường ngày.
“Tổ quốc Việt Nam xanh ngát, có sạch đẹp mãi được không. Điều đó phụ thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi”