12 BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO DÂN VĂN PHÒNG

Đối mặt với áp lực công việc chồng chất, họp hành và tiệc tùng liên miên dễ khiến sức khỏe của dân văn phòng giảm sút, tăng nguy cơ đột quỵ, rối loạn tiêu hóa…

Để đảm bảo cơ thể có sức khỏe tốt, dân văn phòng cần kết hợp đầy đủ 3 yếu tố: Dinh dưỡng, tập luyện và ngủ nghỉ hợp lý. Tuy nhiên, đây là một thử thách lớn đối với những anh chị em làm việc tại văn phòng, khi đặc thù công việc ngồi máy lạnh suốt 8 tiếng, vận động ít và nhất là cường độ làm việc cao.

CÁC VẤN ĐỀ THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN THƯỜNG GẶP PHẢI

1. Khô mắt:

Khô mắt là một trong những bệnh nhãn khoa phổ biến, gây cảm giác kích ứng như mắc dị vật trong mắt, ngứa mắt; thường xuyên thấy cộm, đỏ, cay, nóng và đôi khi đau rát mắt.

kho-mat-dan-van-phong

Ngoài ra, còn khó chớp mắt, bị mờ mắt xảy ra sau khi chớp; chảy nước mắt; ra ghèn hoặc nhiều bọt trắng ở 2 góc mắt. Thỉnh thoảng mắt mờ nhòe phải chớp liên tục mới hết, khó mở mắt buổi sáng và nặng mi.

2. Thừa cân

Việc ngồi nhiều, ít di chuyển và vận động khiến dân văn phòng dễ gặp vấn đề thừa cân với một loạt các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng đi kèm như đột quỵ, bệnh tim và béo phì cũng như ảnh hưởng đến vẻ đẹp và vóc dáng cơ thể.

3. Bệnh từ giày cao gót: 

Khi đi giày cao gót, phần lớn trọng lượng cơ thể dồn vào các đốt xương ngón chân. Ngoài việc máu bị dồn gây đau nhức chân, người mang giày cao gót thường xuyên trong thời gian dài còn bị căng cơ lưng, gây áp lực cho phần xương sống. Cho nên, tình trạng chấn thương, đau nhức lưng, bả vai cũng gia tăng.

4. Mất ngủ: 

Rối loạn giấc ngủ ban đầu thường là kéo dài giai đoạn ngủ nông, làm ta có cảm giác chưa được ngủ và không khỏe khi thức dậy.

5. Đau vùng cổ gáy: 

Đau vùng cổ gáy thường do sai tư thế: do vẹo cổ bởi gối đầu cao, nằm sai tư thế, ngồi lâu, cúi lâu (đánh máy vi tính, đọc sách, tham khảo tài liệu với nhiều thời gian phải cúi xuống…); do mang vác nặng sai tư thế hoặc bị nhiễm nóng lạnh đột ngột làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau vai gáy.

Nếu bệnh nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng cao dán hoặc dùng hai bàn tay xoa bóp bấm huyệt cho vùng cổ, vai, gáy để giảm đau. Với các trường hợp bệnh diễn tiến nặng (trầm trọng, kéo dài…) người bệnh cần được thăm khám và điều trị đúng cách bởi thầy thuốc có đầy đủ kiến thức và chuyên môn.

VẬY DÂN VĂN PHÒNG CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIỮ GÌN VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE?

1.Uống đủ nước

Uống đủ nước trong một ngày là điều rất quan trọng. Nước là một trong những thành tố quan trọng nhất của cơ thể để duy trì sự sống. Hỗ trợ quá trình trao đổi chất và có tác dụng trung hòa những chất độc. Nên chú ý cân bằng giữa các nguồn cung cấp nước như nước lọc, nước ép hoa quả, trà, cà phê… để tránh tình trạng sử dụng quá nhiều caffeine trong thời gian dài.

Căng thẳng, stress tiêu cực có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe của cơ thể. Nếu bị căng thẳng kéo dài có thể gây rối loạn giấc ngủ dẫn đến mất ngủ, rối loạn thèm ăn dẫn đến ăn uống không lành mạnh (chán ăn hoặc ăn quá nhiều thực phẩm không lành mạnh); hoặc gây nên việc lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu hay thậm chí là các chất cấm.

2. Xây dựng lối sống lành mạnh

Căng thẳng, stress tiêu cực có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe của cơ thể. Nếu bị căng thẳng kéo dài có thể gây rối loạn giấc ngủ dẫn đến mất ngủ, rối loạn thèm ăn dẫn đến ăn uống không lành mạnh (chán ăn hoặc ăn quá nhiều thực phẩm không lành mạnh) hoặc gây nên việc lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu hay thậm chí là các chất cấm. Nhân viên Văn phòng cần có ý thức bảo vệ sức khỏe tinh thần, hạn chế tối đa tình trạng stress, mệt mỏi.

3. Suy nghĩ tích cực, hạnh phúc:

Cần suy nghĩ về một tình huống buồn cười hoặc một cái gì đó hoặc ai đó ngạc nhiên thích thú, có thể giải phóng căng thẳng và nâng tâm trạng lên. Một tiếng cười và nói đùa với bạn bè hoặc đồng nghiệp là tốt nhất, hoặc xem một cuốn sách hoặc tạp chí hài hước.

suy-nghi-tich-cuc

4. Sắp xếp công việc:

Hãy nhớ rằng, chúng ta chỉ là con người và không thể mong đợi để làm tất cả mọi thứ. Nếu cần thiết chỉ chọn công việc tiêu biểu để ưu tiên làm trước. Những nhiệm vụ không quan trọng có thể được để lại cho một thời điểm khác hoặc nhờ người khác giúp đỡ.

4. Cải thiện chất lượng giấc ngủ:

Một giấc ngủ tốt có thể giúp sửa chữa và đổi mới tinh thần và thể chất. Sau một đêm ngon giấc, cảm thấy thoải mái, tươi mát và tràn đầy năng.

5. Ăn đa dạng các nhóm thực phẩm:

Là nhóm người cần rất nhiều năng lượng để làm việc là ăn uống đầy đủ, đa dạng các nhóm thực phẩm, đặc biệt là vào bữa trưa. Một bữa ăn cân đối cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: nhóm bột đường; nhóm giàu đạm (protein), chất béo, vitamin và khoáng chất. 

da-dang-nhom-thuc-pham

Ngoài ra cần cung cấp đầy đủ  chất xơ cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.

6. Giảm bớt tinh bột xấu:

Tinh bột có tính chuyển hóa rất nhanh để tạo thành năng lượng cho cơ thể. Với đặc thù công việc ít vận động, hầu hết dân văn phòng sẽ không thể đốt cháy được hết năng lượng dư thừa nếu có lỡ ăn quá nhiều tinh bột. Số năng lượng dư này sẽ dễ dàng chuyển hóa thành mỡ thừa, gây ra béo bụng.

7. Tăng cường chất béo lành mạnh

Do e ngại các vấn đề liên quan đến “mỡ” như béo bụng, mỡ máu… nhân viên văn phòng thường có xu hướng loại bỏ chất béo ra khỏi bữa ăn, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe như thiếu hụt dinh dưỡng (nhất là các vitamin tan trong béo), suy yếu hệ miễn dịch, mất cân bằng dinh dưỡng. Thay vào đó việc tăng cường sử dụng các chất béo chưa no thay vì chất béo no sẽ tốt hơn cho cơ thể.

8. Ăn vặt lành mạnh:

Ăn vặt đúng cách là không xấu, những bữa ăn nhẹ với đồ ăn vặt lành mạnh có vai trò thúc đẩy trao đổi chất và cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn có chọn lọc là chìa khóa để có được một cơ thể khỏe mạnh. Nên hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều calo và chất béo bão hòa và tăng cường các loại hoa quả, hạt lành mạnh.

9. Hạn chế sử dụng thuốc lá, bia rượu:

Hãy nên nhớ việc sử dụng thuốc lá, bia rượu hay nguy hại hơn là các chất kích thích không giúp sức khỏe tinh thần của bạn được tốt hơn, mà ngược lại nó còn mang đến nhiều tác động tiêu cực hơn cho tinh thần, thể chất và sức khỏe của bạn. Thay vì sử dụng các sản phẩm nguy hại này, hãy tập trung vào các phương pháp giải tỏa tinh thần lành mạnh và hiệu quả hơn.

10. Tăng cường vận động:

Việc tăng cường di chuyển, vận động, đứng làm việc thay vì ngồi yên, tập luyện các động tác đơn giản tại nơi làm việc như xoay người, vặn mình có thể mang lại nhiều tác động tích cực cho sức khỏe.

tham-gia-cac-hoat-dong-the-thao

Xây dựng thói quen tốt tại nhà như tản bộ thay vì ngồi xem tivi, đi thang bộ thay vì lạm dụng thang máy cũng giúp hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì và tăng cường sức khỏe.

11. Thực hiện các động tác xoa bóp đơn giản:

Các động tác xoa bóp mắt, bàn chân, vai gáy đơn giản có thể giúp lưu thông khí huyết, giảm mệt mỏi, cải thiện sức khỏe cho cơ thể. Cần chú ý với các động tác phức tạp, đòi hỏi tính chuyên môn, kỹ thuật cần được thực hiện hoặc hướng dẫn bởi người có chuyên môn phù hợp.

Việc quan tâm đến sức khỏe là rất quan trọng đối với dân văn phòng. Để duy trì sức khỏe tốt, nhân viên văn phòng nên thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe như tập thể dục đều đặn, duy trì một chế độ ăn uống cân đối, quản lý cơ địa và cân nhắc tình trạng tinh thần. Ngoài ra, tạo môi trường làm việc thúc đẩy sức khỏe và cải thiện tinh thần là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của nhân viên văn phòng. Cùng Thiên Nam Building xây dựng môi trường văn phòng lành mạnh, sức khỏe bạn nhé!

YÊU CẦU CỦA BẠN